Thứ Hai, 25 tháng 1, 2010

Tanks! 1of12 - Tigers In The Desert ( Xe tăng Tiger)

Tanks! 1of12 - Tigers In The Desert






Xe tăng Tiger

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bước tới: menu, tìm kiếm
Tăng Panzer VI Ausf. B Tiger II
Tiger-II-La Gleize.jpg
Xe tăng Tiger II tại La Gleize, Bỉ
Loại Tăng hạng nặng
Nơi sản xuất Đức
Lịch sử
Sử dụng 1944–1945
Sử dụng trong chiến tranh Thế chiến II
Lịch sử sản xuất
Người thiết kế Henschel & Son / Krupp (turret)
Thời gian thiết kế 1943
Hãng sản xuất Henschel & Son
Thời gian sản xuất 1943–1945
Số lượng 487
Đặc điểm
Khối lượng 68.5 metric tons (initial turret)
69.8 metric tons (production turret)
Chiều dài 7.61 m
10.286 m cả chiều dài nòng pháo
Ngang 3.755 m
Cao 3.09 m
Tổ lái 5 (trưởng xe, pháo thủ, tiếp đạn, liên lạc radio, lái xe)

Độ dầy lớp giáp 25–180 mm
Súng
lớn
8.8 cm KwK 43 L/71
84 rounds
Súng
phụ
7.92 mm Maschinengewehr 34
4.800 rounds
Động cơ V-12 Maybach HL 230 P30
700 PS (690 hp, 515 kW)
Năng suất 10 PS/tonne
Truyền động Maybach OLVAR EG 40 12 16 B (8 forward and 4 reverse)
Ống nhún torsion-bar
Tầm hoạt động 170 km (110 miles)
Vận tốc 41.5 km/h (25.8 mph)
Tăng Tiger Ausf. E (Tiger I)
TigerITankTunis.jpg
Captured Tiger I in Tunis in 1943
Loại Tăng hạng nặng
Nơi sản xuất Đức
Lịch sử
Sử dụng 1942–1945
Sử dụng trong chiến tranh Thế chiến II
Lịch sử sản xuất
Người thiết kế Henschel & Son
Thời gian thiết kế 1942
Thời gian sản xuất 1942–1945
Số lượng 1.355[1]
Đặc điểm
Khối lượng 56.9 tấn
Chiều dài 8.45 m (cả nòng)
Ngang 3.55 m
Cao 3.0 m
Tổ lái 5

Độ dầy lớp giáp 25–110 mm
Súng
lớn
8.8 cm KwK 36 L/56
92 rounds
Súng
phụ
7.92 mm Maschinengewehr 34
4.800 rounds
Động cơ Maybach HL230 P45 (V-12 petrol)
700 PS (690.4 hp, 514.8 kW)
Năng suất 12.3 PS/tonne
Ống nhún torsion bar
Tầm hoạt động 110-195 km
Vận tốc 38 km/h (23.6 mph)

Xe tăng Tiger, được dùng nhiều nhất để chỉ xe tăng Tiger I, là dòng xe tăng hạng nặng, vũ khí đáng sợ nhất của quân đội Đức quốc xã trong chiến tranh thế giới lần thứ II.

Mục lục

[ẩn]

[sửa] Lịch sử ra đời

Chương trình nghiên cứu xe tăng Tiger bắt đầu vào năm 1939 và được tăng tốc vào năm 1941 để đối phó với xe tăng của quân đội Liên Xô. Cái tên Tiger được đặt bởi nhà thiết kế xe cơ giới nổi tiếng Ferdinand Porsche[2]. Ông cũng chính là người thiết kế thêm vài dòng Tiger khác như Tiger II, King Tiger tank và pháo tự hành Sturm Tiger. Các xe tăng Tiger I được sản xuất từ tháng 8 năm 1942 cho đến tháng 8 năm 1944. Những chiếc Tiger đầu tiên được chuyển cho Trung đội 1 của Tiểu đoàn tăng nặng 502 (Schwere Panzer Abteilung 502). Dòng Tiger I được sử dụng lần đầu vào năm 1942 và cho đến tận cuối vào năm 1945. Trong suốt thời gian đó, Tiger I luôn là biểu tượng kinh hoàng của Đức lên bộ binh Đồng Minh.
Sự tung hoành của Tiger chấm dứt khi xuất hiện dòng tank sản xuất hàng loạt là T-34 của Nga[cần dẫn nguồn] cùng với sự xuất hiện của những con quái vật dòng KV và JS.[cần dẫn nguồn]

[sửa] Đặc điểm

Dòng Tiger (cả I và II-King Tiger) không chú trọng nhiều đến sự cơ động. Điểm mạnh của nó là hỏa lực và giáp. Tiger có hỏa lực cực kỳ mạnh và giáp rất giầy, chỉ cần một phát pháo trúng đích, nó có thể thổi bay bất kỳ một chiếc tăng nào. Với lực này, Tiger trở thành cơn ác mộng của bộ binh (đặc biệt là bộ binh Hoa Kỳ)[cần dẫn nguồn] và hầu hết các loại tăng chiến đấu của quân đồng minh (ngoại trừ Heavy Tank M26 Pershing). Cạnh đó, bộ giáp dầy giúp nó chống lại hầu hết các loại súng chống tăng của bộ binh và khó bị bắn thủng.
Tuy nhiên, chính ưu điểm lại trở thành nhược điểm chết chóc của Tiger. Với bộ giáp dầy, Tiger trở nên quá nặng (57 tấn) đối với hầu hết tải trọng cầu. Mặt khác, tuy được thiết kế để lội qua các dòng sông có độ sâu 3-4m, nhưng điều tệ hại là ở chỗ khi lội qua sông, Tiger phải đóng toàn bộ các cửa súng để tránh nước tràn vào. Điều này có nghĩa là nó hoàn toàn không có khả năng kháng cự nếu bị tấn công và phải phụ thuộc hoàn toàn vào sự bảo vệ của bộ binh. Hơn nữa, do không chú trọng đến sự cơ động nên Tiger rất chậm chạp nên luôn thua kém trong các cuộc đấu tăng. Bộ giáp dầy không giúp ích gì cho Tiger I trong cuộc đối đầu với những người lính nhiều kinh nghiệm (điển hình những người lính xạ thủ chống tăng đầy kinh nghiệm của Hồng quân)[cần dẫn nguồn] luôn biết chính xác đâu là điểm yếu nhất của một chiếc tăng (bất kể đó là loại tăng gì). Họ thường nhằm bắn vào những nơi giáp mỏng nhất (thường là nắp xe tăng - nơi có cửa buồng lái hay thùng nhiên liệu), với quan điểm chiến thuật là giết tổ lái hoặc vô hiệu hóa chứ không cần phải phá hủy chiếc tăng.
Về chiến thuật diệt tăng, tuy không phải loại pháo chống tăng nào của Nga cũng bắn thủng được vỏ thép xe Tiger. Pháo 76.2mm ZIS-3, bắn đạn chống tăng, có thể xuyên thủng giáp hông của Tiger từ cách 300-400 mét hay làm hỏng hộp số, nhưng không thể bắn thủng giáp phía trước xe. Chỉ có pháo phòng không 85mm và đặc biệt là đại bác 122mm A-19 là có thể tiêu diệt Tiger ở tầm xa hơn. Tuy vậy, trong hầu hết trường hợp, các xạ thủ chống tăng Liên Xô thường bắn tập trung hỏa lực để có thể làm hư hỏng nặng, thậm chí có thể làm chết động cơ hoặc gây nổ khoang chứa đạn. Do cơ động kém, xe Tiger dễ trở thành mục tiêu của pháo chống tăng phục kích phòng thủ.

[sửa] Liên kết ngoài


[sửa] Chú thích

  1. ^ Although 1.350 is a common figure, World War II magazine reported the figure of 1.355 in their January 1994 edition (p.16). Jentz gives in his Die deutsche Panzertruppe (1999), the result of the most detailed investigation of the primary sources ever undertaken, a revised number of 1.347, including the prototype. Other sources suggest 1.500.
  2. ^ Thương hiệu Porsche vốn nổi tiếng với các dòng xe hơi thể thao 911 thanh lịch, hay Carrera GT mạnh mẽ





0 nhận xét:

Đăng nhận xét

» Cám ơn bạn đã ghé TiemNet.tk.
» Bạn có ý kiến thắc mắc hay bình luận gì về bài viết vui lòng viết nhận xét.
» Sử dụng Bộ Gõ Tiếng Việt Online này nếu máy chưa có sẵn bộ gõ.
» Bấm vào nút "Đăng ký qua email" bên dưới để theo dõi bài này

Related Posts with Thumbnails